MA^.T MA~ SHARE FACEBOOK

MA^.T MA~ SHARE FACEBOOK
Share |

Monday, August 2, 2010

$10 tỉ kiều hối vào Việt Nam năm 2007

$10 tỉ kiều hối vào Việt Nam năm 2007, cao gần bằng đầu tư từ nước ngoài
Friday, December 21, 2007 Bookmark and Share
medium_KieuHoi[1].jpg

Nhiều dịch vụ trả kiều hối như Western Union đã có mạng lưới lan tỏa khắp Việt Nam

SÀI GÒN- Lượng kiều hối về Việt Nam trong năm 2007 đã vuợt xa dự đoán của các ngân hàng tại Việt Nam khi con số này ước tính sẽ hơn 6 tỷ đô la, tăng hơn 2 tỷ đô la so với năm 2006. Đây mới chỉ là con số thống kê được qua hệ thống ngân hàng, nếu tính chung tất cả các nguồn khác, con số này sẽ hơn 7 tỷ đô la.

Trước đó, vào cuối tháng 11 các ngân hàng ước tính khoảng hơn 5 tỷ đô la, nhưng nay con số này đã tăng nhanh chóng khi vào dịp Giáng Sinh và Tết, được cho là thời điểm bội thu kiều hối.

Một bài viết trên VietnamNet hôm 19 tháng 12 cho hay, số kiều hối hơn 6 tỷ đô la cao hơn rất nhiều lần vốn ODA (vốn vay ưu đãi) và cao hơn cả số vốn FDI (đầu tư nước ngoài) thực tế chuyển vào thực hiện tại Việt Nam.

Theo báo này, hiện có nhiều nguồn số liệu dựa trên các căn cứ và thống kê khác nhau, nên đưa các dự báo cũng khác nhau. Nếu dựa trên các số liệu từ ngành ngân hàng và Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài thì ước tính đến hết năm 2007 riêng lượng kiều hối chuyển về Sài Gòn lên tới trên 6 tỷ đô la.

VietnamNet dẫn lời ông Nguyễn Hoài Bắc, Giám đốc Công ty Cavituors Trading Corp., có trụ sở tại Canada, chuyên xuất nhập khẩu và chuyển kiều hối về Việt Nam, cho hay: “Theo ước đoán của nhiều người, lượng kiều hối thực năm nay có thể đạt mức hơn 10 tỷ đô la”.

“Mỗi năm có khoảng 1 triệu lượt người Việt Nam về nước, nên lượng kiều hối chuyển về qua đường cầm tay là rất lớn. Nhiều Việt kiều khác chọn cách gửi tiền qua các Tổ chức phi Chính phủ”.

Theo bà Nguyễn Như Lý, Giám đốc điều hành Tổ chức chuyển tiền nhanh toàn cầu Western Union khu vực Đông Dương, nguồn kiều hối năm 2007 về Việt Nam tương đương 67% FDI, tức là trên 10 tỷ đô la (FDI dự kiến đạt 15.7 tỷ đến 19 tỷ).

Dù không có con số chính thức được công bố và cũng không thể thống kê chính xác, đầy đủ lượng kiều hối chuyển về Việt Nam, nhưng lượng kiều hối năm 2007 là vượt trội so với các năm trước.

VietnamNet cho hay, kiều hối đã trở thành nguồn tài chính lớn cho Việt Nam làm giảm mạnh thâm hụt cán cân xuất nhập cảng mà nhập siêu được ước tính cả năm 2007 lên tới 9 tỷ đô la.
Kiều hối vào nhiều, tạo áp lực lớn lên điều hành chính sách tiền tệ vì phải chuyển đổi sang nội tệ, tức Đồng Việt Nam để chi tiêu do đó Việt Nam đã phải đưa ra hơn 100 ngàn tỷ đồng lại gây nên lạm phát, đặc biệt là giá cả hàng hóa tăng cao.

Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 7 trên thế giới và thứ 4 ở châu Á về kiều hối. Thời gian gần đây lượng kiều hối từ châu Á và Trung Đông tăng mạnh do người Việt Nam đi xuất cảng lao động, kết hôn ở khu vực này tăng cao. Trong các năm gần đây Việt Nam xuất cảng lao động đạt con số 80,000 – 100,000 người mỗi năm đến khu vực Trung Đông và châu Á.

Một con số thống kê thực tế khác từ một số ngân hàng thương mại chuyên về kiều hối cũng cho thấy khả năng kiều hối chuyển về Việt Nam rất lớn và đang tăng lên. Trong 11 tháng đầu năm 2007 doanh số chuyển tiền cá nhân từ nước ngoài về Việt Nam qua hệ thống Vietcombank đạt 950 triệu đô la, tăng 60% so với cùng kỳ năm trước, ước tính cả năm 2007 đạt 1.05 tỷ đô la. Hiện nay Vietcombank đang chiếm khoảng 18-20% thị phần kiều hối chính thức chuyển qua hệ thống ngân hàng nội địa.

Tiếp theo đó là Sacombank, doanh số chi trả kiều hối 11 tháng đạt 840 triệu đô la, ước tính cả năm 2007 đạt 930-950 triệu đô la, tăng mạnh so với mức 670 triệu đô la của năm 2006. Ngân hàng Đông Á đang đứng ở vị trí thứ ba, với doanh số kiều hối ước tính đạt 850 triệu đô la. Ngân hàng Công thương Việt Nam cũng dự báo doanh số chi trả kiều hối cả năm 2007 đạt 750 triệu đô la, tăng 50% so với năm 2006.

Nhiều ngân hàng khác dự báo cũng có doanh số chi trả kiều hối đạt khá, từ 200 triệu đô la đến 600 triệu đô la, tăng 40%-50% so với năm trước.

Tổ chức chuyển tiền nhanh toàn cầu Western Union đang chiếm thị phần lớn nhất về kiều hối chuyển về Việt Nam, với trên 4,000 điểm chi trả trong toàn quốc với sự hợp tác, nhận làm đại lý của nhiều ngân hàng lớn, có mạng lưới rộng. Trong đó riêng hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tới 2,000 điểm giao dịch đến tất cả các vùng nông thôn đang làm đại lý chuyển tiền cho Western Union.

Sắp tới, Western Union sẽ phát hành loại thẻ World Card để người gửi và nhận kiều hối có thể thực hiện nhanh các dịch vụ này trên toàn thế giới. Western Union cũng có kế hoặch triển khai việc chuyển tiền qua Internet trên cơ sở phối hợp với các đơn vị có liên quan. Đây là bước đột phá lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu chuyển kiều hối giữa các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Vẫn theo VietnamNet, kiều hối chuyển về Việt Nam đô la chiếm 80% , còn lại là các loại ngoại tệ mạnh khác, như: Euro, AUD, CAD, GBP, JPY...

Mục đích chuyển kiều hối đã có những thay đổi căn bản, từ giúp gia đình chi tiêu, hỗ trợ khó khăn về tiêu dùng, thì hiện nay mang tính chất đầu tư, tiền chảy vào thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán.

Kiều hối được Việt Nam cho là nguồn đầu tư lớn và dễ thu hút. Vào năm 2006, số kiều hối đổ về Việt Nam khoảng hơn 4 tỷ đô la, gia tăng 22% so với năm 2005..

Số kiều hối mà Việt Nam thu được hàng năm được xuất phát từ 3 triệu người gốc Việt định cư ở trên 90 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, và khoảng 400,000 công nhân xuất cảng lao động, trong đó đáng kể nhất là khoảng 1.3 triệu người Việt tại Hoa Kỳ.

Kiều hối chính thức đổ vào Việt Nam mạnh mẽ và đáng kể nhất là từ năm 1994, sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận Việt Nam và tái lập bang giao vào năm 1995. Kể từ đó, số kiều hối tăng từ 170 triệu đô la năm 1994 lên gần 500 triệu đô la năm 1995. Đáng kể nhất là 5 năm trở lại đây với 2.1 tỷ đô la năm 2003, 2.3 tỷ năm 2004, 3.5 tỷ năm 2005, hơn 4 tỷ năm 2006 và năm nay với hơn 6 tỷ đô la.

Theo thống kê trên tờ New York Times, thì số tiền người Việt Nam chuyển về nước năm 2006 là 6.82 tỷ đô la, đứng hàng thứ hai ở khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Philippines (14.8 tỷ). Con số này tương đương với 11.21% GDP và tính bình quân mỗi người Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước trong năm 2006 là 3,398.42 đô la.

Tính chung ở châu Á, Việt Nam đứng hàng thứ tư về số tiền gửi về, sau Ấn Độ (24.5 tỷ), Trung Quốc: 21.07 tỷ và Philippines. Như vậy với thực tế này, ước tính số tiền người Việt Nam gửi về nước trong năm 2007 sẽ vượt con số 7.5 tỷ đô la.
Những Bài Liên Quan:

* Việt Nam: Kiều hối năm nay gần $4 tỉ USD (Thursday, December 22, 2005 4:25:38 PM)
Người Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước trong năm 2005 khoảng gần $4 tỉ đô la, con số kỷ lục từ trước đến nay, theo Ngân Hàng Nhà Nước CSVN được hãng thông tấn chính thức TTXVN thuật lại trong ngày Thứ Tư 22-12-2005...
* Hơn 5 tỷ đô la kiều hối về Việt Nam năm 2007 (Friday, November 23, 2007 9:10:05 PM)
Các ngân hàng tại Sài Gòn dự báo, năm 2007 kiều hối chuyển về Việt Nam sẽ lên tới trên 5 tỷ đô la, tăng hơn 1 tỷ so với năm 2006. Đây mới chỉ là con số được tính chính thức qua hệ thống ngân hàng, chưa kể các dịch vụ chuyển tiền qua hệ thống tư nhân
* 2007: Kiều hối chính thức gửi về Việt Nam có thể tới 5 tỉ USD (Wednesday, December 05, 2007 2:33:11 PM)
Lượng kiều hối đổ về Việt Nam qua ngả chuyển ngân chính thức có thể đạt $ 5 tỉ USD trong năm nay.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=71177&z=2

No comments:

Post a Comment