MA^.T MA~ SHARE FACEBOOK

MA^.T MA~ SHARE FACEBOOK
Share |

Friday, August 6, 2010

Hàn Quốc 10 tỷ USD, DAILOAN 8 TY?, NHAT BAN 6 TY?, TRUNGQUOC 7 TY?, AN DO 4 TY?, MY~ 9,7 TY?

MA^.T MA~ SHARE FACEBOOK




Hàn Quốc 10 tỷ USD, DAILOAN 8 TY?, NHAT BAN 6 TY?, TRUNGQUOC 7 TY?, AN DO 4 TY?, MY~ 9,7 TY?
mailed-by gmail.com

hide details 9/8/07

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, và mối quan hệ này vô cùng quan yếu cho nền thương mại của Việt Nam. Mặc dù, con số thâm hụt mậu dịch của Hoa Kỳ với Việt Nam đã tăng lên đến 6 tỉ 400 triệu đô la trong 8 tháng đầu năm nay, nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì số thặng dư mậu dịch rất lớn trong việc buôn bán với Hoa Kỳ.

Kể từ khi ký kết hiệp định thương mại song phương vào năm 2001, công cuộc giao thương 2 chiều đã tăng vọt, từ 1 tỉ 500 triệu đô la l ên đến 9 tỉ 700 triệu đô la trong năm 2006. Tuy nhiên trong số đó Việt Nam đã xuất khẩu sang Hoa Kỳ một số lượng hàng trị giá đến 8,6 tỉ đô la, trong khi chỉ nhập khẩu 1,1 tỉ đô la hàng hóa của Mỹ.

Ông Gutierrez đã hạ giảm tầm quan trọng của sự thâm hụt mậu dịch của Hoa Kỳ đối với Việt Nam:

"Đó là sự vận hành của thị trường, và bao lâu mà các doanh nghiệp và những người tiêu dùng của chúng ta còn mua những gì mà họ cần thì điều đó vẫn còn xảy ra. Các doanh nghiệp của chúng có thể tự do tiến vào thị trường Việt Nam, đó là tất cả những gì mà chúng ta đòi hỏi, và chúng ta có thể tiến vào thị trường Việt Nam cũng nhiều như Việt Nam có thể tiến vào thị trường Hoa Kỳ. Và sau đó mới thật sự là một thị trường có tính cách quyết định."

Washington đã đưa ra nhiều sáng kiến với hy vọng sẽ có thể giúp cân bằng những con số chênh lệch này, trong đó có Hiệp Ước Khung về Thương Mại và Đầu Tư, được ký kết trong tháng 6.

Washington cũng đã khiến cho các nhà sản xuất hàng may mặc của Việt Nam thất vọng khi Hoa Kỳ thực hiện một cơ cấu theo dõi các hoạt động xuất khẩu ào ạt các loại áo quần và hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

Theo các con số do các cơ quan truyền thông Nhà Nước Việt Nam đưa ra thì tổng số áo quần và hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu đã lên đến 5 tỉ 100 triệu đô la trong 8 tháng đầu của năm nay, tức là tăng 30% mỗi năm. Hầu hết số hàng này đã được xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=2f5a412030d22f0ca1e572589508dafb

---------- Forwarded message ----------
From: thich thienmy < thienmy.thich@gmail.com>
Date: Sep 8, 2007 3:42 AM
Subject: Re: Hàn Quốc 10 tỷ USD, DAILOAN 8 TY?, NHAT BAN 6 TY?, TRUNGQUOC 7 TY?, AN DO 4 TY?
To: thienmy.thich@gmail.com , hailuatheky20@gmail.com , thuvienphatgiaothegioi@gmail.com

trao đổi thương mại Trung-Việt, được nói là đã đạt 6.67 tỷ đôla Mỹ, tăng 45.9% mỗi năm. Tuy nhiên, các nguồn tin khác cho rằng trong cán cân này, phần Việt Nam nhập hàng từ Trung Quốc cao hơn nhiều so với xuất sang Trung Quốc. Chuyến thăm Bắc Kinh của Trương Tấn Sang diễn ra giữa lúc có nhiều diễn biến liên quan đến hai nước đã được dư luận và truyền thông nước ngoài chú ý. Vụ Bộ ngoại giao Trung Quốc cho gọi Đại sứ Cộng sảnViệt Nam lên nhắc nhở về việc báo chí Việt Nam đưa nhiều tin tức về hàng xấu từ Trung Quốc đã được báo chí ngoại quốc đăng tải như một dấu hiệu về căng thẳng quan hệ. Các tranh chấp trên biển cũng cho thấy dù quan hệ hai đảng cộng sản có thể được ca tụng, nhưng vấn đề chủ quyền lãnh hải vẫn là nguyên nhân của mâu thuẫn quyền lợi hai nước. Theo hãng thông tấn Đức, chính quyền đảo Hải Nam của Trung Quốc yêu cầu gia đình 28 ngư dân Việt Nam bị họ giữ phải chuyển 120 ngàn nhân dân tệ, tương đương 16 ngàn đôla Mỹ, thì mới thả người và thuyền về nước. DPA trích lời viên chức đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tàu thuyền của ngư dân Việt Nam bị lật hôm 21 tháng 8 vừa qua ở phía Bắc Trường Sa là vùng đảo cả hai nước Trung Quốc và Việt Nam đều coi là của mình, chưa kể tới ba nước khác là Phi Luật Tân, Mã Lai và Đài Loan cũng đòi chủ quyền. Theo chương trình dự trù, Trương Tấn Sang sẽ đi thăm một số cơ sở kinh tế và văn hóa tại hai tỉnh Thiêm Tây và Vân Nam.
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=c9b4fcce56a81c22af694e2c4ba1c34a


On 9/8/07, thich thienmy wrote:



On 8/22/07, thich thienmy wrote:

Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam
20:27' 21/08/2007 (GMT+7)

21/8, nhân dịp Đại sứ Hàn Quốc Kim-Eui-ki đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác tại nước ta, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đại sứ đã khẳng định sẽ cùng nhau thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt - Hàn tốt đẹp hơn.

Thủ tướng cho rằng, mối quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc phát triển rất tốt đẹp trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa… Hiện nay, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư trực tiếp lên tới hơn 10 tỷ USD.

Ông Kim-Eui-ki khẳng định: Mặc dù đã kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam nhưng ông sẽ tiếp tục đóng góp hết sức mình để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác tốt đẹp vốn có giữa hai nước.
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/08/732246/


Hiện Đài Loan vẫn là nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam, với gần 1.500 dự án, tổng vốn đăng ký khoảng 8 tỷ đôla.


http://www.doi-thoai.com/baimoi0807_150.html


VIETNAM AN DO

Nhân chuyến thăm, doanh nghiệp hai bên đã ký được nhiều thỏa thuận hợp tác và hợp đồng kinh doanh với tổng giá trị trên 4 tỉ USD.



Về triển vọng quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh: "Trên cơ sở tầm cao mới của mối quan hệ đối tác chiến lược, cùng với tiềm năng của hai nước, cũng như nỗ lực và quyết tâm của hai bên, chúng ta có thể tin tưởng rằng trong thời gian tới quan hệ Việt Nam-Ấn Độ sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ, sâu rộng và hiệu quả".



"Trong tương lai không xa, tôi mong rằng Ấn Độ sẽ trở thành một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh, quốc phòng, khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo", Thủ tướng nói.


Thủ tướng cũng cho biết trong chuyến thăm ba ngày tới Ấn Độ, đoàn đã có dịp chứng kiến những thành tựu to lớn về mọi mặt mà nhân dân Ấn Độ đã đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời hiểu biết sâu hơn về bề dày lịch sử và văn hóa của nền văn minh sông Hằng vĩ đại.



Ấn Độ ngày nay đã trở thành một cường quốc trên nhiều phương diện, với một nền khoa học-công nghệ hiện đại, tốc độ phát triển kinh tế cao và có vị thế ngày càng tăng trên trường quốc tế.



Thủ tướng đánh giá cao tình hữu nghị và sự giúp đỡ chí tình của Chính phủ và nhân dân Ấn Độ đối với nhân dân Việt Nam trong quá trình bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất đất nước trước đây cũng như trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế ngày nay.



Thủ tướng bày tỏ tin tưởng tình đoàn kết, gắn bó anh em giữa Việt Nam và Ấn Độ sẽ tiếp tục được lãnh đạo và nhân dân hai nước vun đắp.





Ngày 7/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hoà Ấn Độ theo lời mời của của Thủ tướng Manmohan Singh và Phu nhân.



Chuyến thăm nâng quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược, mở đường cho sự phát triển sâu rộng quan hệ hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực.



Tại thủ đô New Delhi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến chào Tổng thống Abdul Kalam, Chủ tịch Liên minh Tiến bộ Thống nhất (liên minh cầm quyền) và Chủ tịch Đảng Quốc đại (I) Sonia Gandhi; tiếp Chủ tịch Hạ viện Shri Somnath Chattrjee, lãnh tụ đối lập tại Hạ viện Shri LK Advani, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Ấn Độ Mácxít (CPI-M) Prakash Karat, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI) A.B. Bácđan, đặt vòng hoa tại khu tưởng niệm Mahatma Gandhi.



Đặc biệt tại cuộc hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Manmohan Singh đã nhất trí chính thức thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ. Đây là sự kiện có ý nghĩa trọng đại, đánh dấu bước đột phá mới trong quan hệ hai nước, vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng của hai nước Việt Nam và Ấn Độ, đồng thời góp phần tích cực vào việc củng cố hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển phồn vinh của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và thế giới.



Trong thời gian thăm các bang Tây Bengan, Maharátxtra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp lãnh đạo nhiều tập đoàn hàng đầu của Ấn Độ trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, luyện kim, năng lượng, hoá dầu, các ngành công nghệ cao và dược phẩm.



Nhân dịp này, ở cả hai thành phố Mumbai, Côncata và thủ đô New Delhi, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với các tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư Ấn Độ tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Ấn Độ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự và có các bài phát biểu quan trọng, khẳng định Chính phủ Việt Nam khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước hợp tác kinh doanh và đầu tư.



Trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ, doanh nghiệp hai nước đã ký nhiều hợp đồng và thoả thuận hợp tác kinh doanh với tổng trị giá gần 4,5 tỷ USD, trong đó đáng lưu ý là thoả thuận hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ; thoả thuận hợp tác giữa Tổng công ty Thép Việt Nam và Tập đoàn thép Tata của Ấn Độ; thoả thuận hợp tác giữa Tổng công ty hoá chất Việt Nam và Công ty Phillips Carbon Black, Ltd; thoả thuận giữa Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi và Công ty Athena về hợp tác xây dựng thủy điện; thỏa thuận giữa Công ty Sovico và Sun Group về hợp tác chiến lược trong lĩnh vực khai khoáng, dầu khí, nhiệt điện và thoả thuận giữa Công ty Phát triển Giáo dục Quốc Anh và SSM Group về hợp tác giáo dục.
http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/nguoivienxucanbiet/2007/07/715707/



VIETNAM + NHAT BA?N

Giai đoạn 1988-2005 tổng vốn đầu tư đăng ký từ Nhật vào Việt Nam là 6,2 tỉ USD, trong đó có đến 74% số vốn này, tức 4,5 tỉ USD, đã được triển khai. Bài báo nhận định, nếu như giai đoạn giữa thập niên 90 xuất hiện làn sóng ĐTNN thứ nhất vào Việt Nam nay đang xuất hiện làn sóng thứ hai.

Theo một điều tra của Tổ chức xúc tiến Nhật Bản (Jetro) công bố hồi đầu năm, Việt Nam là lựa chọn đầu tiên của các công ty Nhật đã đầu tư ở Trung Quốc và nay có ý định dịch chuyển đầu tư của mình sang một nước thứ ba. Trên thực tế các công ty này muốn chia sẻ rủi ro, không muốn quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Và nhiều người gọi đây là "Chiến lược Trung Quốc cộng 1" của các công ty Nhật.

Bài báo đưa ra nhiều dẫn chứng về hoạt động mở rộng đầu tư của các công ty Nhật tại Việt Nam. Chẳng hạn như Công ty Canon xây dựng nhà máy sản xuất máy in thứ hai tại Bắc Ninh với số vốn đầu tư là 70 triệu USD.

Hay Honda, sau 10 năm hoạt động đã đầu tư 194 triệu USD vào Việt Nam để sản xuất xe máy, nay tăng thêm 60 triệu USD để xây dựng nhà máy sản xuất xe hơi. Dự án xây dựng nhà máy sản xuất thép lá 145 triệu USD của Nippon Sheet Glass Co. cũng được dẫn như một ví dụ điển hình về hoạt động hiệu quả của các công ty Nhật tại Việt Nam.

Ngoài ra, nằm trong xu thế tăng cường đầu tư vào Việt Nam của các công ty Nhật, tác giả bài báo còn kể đến nhiều công ty nổi tiếng của Nhật vốn lâu nay không hoặc ít đầu tư ra nước ngoài thì nay cũng nhắm vào Việt Nam. Chẳng hạn, Sumiden vừa quyết định đầu tư 100 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất dây điện dùng cho xe hơi lớn nhất Đông Nam Á tại Việt Nam.

Uniqlo - một công ty may mặc lớn của Nhật - sẽ giảm 70-90% sản lượng tại Trung Quốc nhưng sẽ tăng 30% tại Đông Nam Á và Việt Nam cùng với Campuchia là nơi công ty này bắt đầu chiến lược đó của mình.

Nakashima Propeller Co., một công ty sản xuất chân vịt tàu thủy cũng quyết định chọn Việt Nam làm nơi đặt nhà máy sản xuất ở nước ngoài đầu tiên của mình. Dự án 6 triệu USD của công ty này dự kiến sẽ hoạt động vào tháng 2 năm sau.

Yakult Honsha Co. cũng sẽ liên doanh với một tập đoàn của Pháp mở nhà máy sản xuất nước giải khát thứ 2 ở nước ngoài của mình tại Việt Nam sau Ấn Độ...

Rất nhiều công ty khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng lên kế hoạch đến Việt Nam làm ăn được đề cập trong bài báo. Ngoài ra, các ngân hàng lớn của Nhật như Tokyo - Mitsubishi UFJ, Sumitomo Mitsui Banking Corp cũng sẵn sàng cung ứng vốn cho làn sóng đầu tư mới từ Nhật vào Việt Nam.

Bài báo cho biết, Chính phủ Nhật cùng với 3 tập đoàn tài chính lớn nhất Nhật Bản là Mitsubishi UFJ Financial Group, Mizuho Financial Group và Sumitomo Mitsui Financial Group và 10 tổ chức khác cung cấp dịch vụ tư vấn cho các công ty vừa và nhỏ Nhật có kế hoạch đầu tư ra nước ngoài. Và Việt Nam được chọn là quốc gia mục tiêu cho dự án hỗ trợ này trong năm đầu tiên. Cuối tháng 6 các công ty Nhật sẽ bắt đầu hưởng lợi từ dự án này. (Theo Asia Times)
http://www19.dantri.com.vn/kinhdoanh/2006/6/125049.vip

No comments:

Post a Comment